BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I- ĐỊA LÍ 11

Lượt xem:

Đọc bài viết

SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

 

 

(Đề thi có 06 trang)

                    KIỂM TRA GIỮA KÌ I.

                    NĂM HỌC 20212022

MÔN Địa Lý – Lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

   

Câu 1. Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ La Tinh là

  1. kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.
  2. khoáng sản phi kim loại.
  3. đất chịu lửa, đá vôi.
  4. vật liệu xây dựng.

Câu 2. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở khu vực Trung á là

  1. giải quyết nước tưới. B. bảo vệ rừng.
  2. giống cây trồng. D. nguồn lao động.

Câu 3. Nước nào dưới đây thuộc các nước công nghiệp mới (NIC)?

  1. Pháp, Bô – li-vi-a, Việt Nam.
  2. Ni-giê-ri-a, Xu – đăng, Công – gô.
  3. Hoa kì, Nhật bản, Pháp.
  4. Hàn quốc, Bra-xin, Ác – hen – ti-na.

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhóm các nước phát triển, hiện nay đã giàu lại càng giàu thêm

  1. trình độ tự động hóa cao, cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao.
  2. trình độ tự động hóa cao, xu hướng các nước phát triển đầu tư vào nhau.
  3. tình hình chảy chất xám từ các nước đang phát triển sang.
  4. Xu hướng các nước phát triển đầu tư vào nhau, dân số già.

Câu 5. Dân cư nhiều nước Mĩ La Tinh còn nghèo đói không phải là do

  1. tình hình chính trị không ổn định.
  2. phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài.
  3. hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động.
  4. phần lớn người dân không có đất canh tác.

Câu 6. Mĩ La Tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (năm 2013, gần 79%), nguyên nhân chủ yếu là do

  1. công nghiệp đang phát triển với tốc độ nhanh.
  2. chiến tranh ở các vùng nông thôn.
  3. dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm.
  4. điều kiện sống ở thành phố của Mĩ La Tinh rất thuận lợi.

Câu 7. Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự gia tăng chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển?

  1. O3. B.CH4.                                    C. CO2.                        D.N2O.

Câu 8. Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là

  1. đông dân và gia tăng dân số cao.
  2. phần lớn dân cư theo đạo Ki-tô.
  3. xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.
  4. phần lớn dân số sống ở nông thôn.

Câu 9. Kinh tế nhiều quốc gia Mĩ La Tinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu là do

  1. tập trung củng cố bộ máy nhà nước.
  2. san sẻ quyền lợi của các công ty tư bản nước ngoài .
  3. không còn phụ thuộc vào nước ngoài.
  4. cải cách ruộng đất triệt để.

Câu 10. Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cần sự hợp tác tích cực giữa

  1. một số cường quốc kinh tế. B. các quốc gia trên toàn thế giới.
  2. các quốc gia phát triển. D. các quốc gia đang phát triển.

Câu 11. Ở Mĩ La Tinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào?

  1. Đồng bằng a-ma-dôn. B. Đồng bằng Pam – pa.
  2. Vùng núi An-đét D. Đồng bằng La Pla – ta.

Câu 12. Việc khai thác nguồn tài nguyên giàu có của Mĩ La Tinh chủ yếu mang lại lợi ích cho

  1. người da đen nhập cư.
  2. người dân bản địa (người Anh-điêng).
  3. đại bộ phận dân cư.
  4. các nhà tư bản, các chủ trang trại.

Câu 13. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á

  1. đều có khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên rừng.
  2. đều có khí hậu khô hạn, có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên.
  3. đều có khí hậu lạnh, giàu tài nguyên thủy sản.
  4. đều nằm ở vĩ độ rất cao.

Câu 14. Ở Việt Nam, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là

  1. Tây nguyên B. Trung du và miền núi Bắc Bộ
  2. Đồng bằng sông Hồng D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 15. Ở Tây Nam á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bổ chủ yếu ở

  1. Ven địa trung hải. B. Ven vịnh péc-xich.
  2. Ven biển ca-xpi. D. Ven biển đỏ.

Câu 16. Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

  1. Giáp với nhiều biển và Đại Dương.
  2. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á, Âu, Phi.
  3. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới.
  4. Có đường chí tuyến chạy qua.

Câu 17. Điểm khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nhóm nước phát triển so với nhóm nước đang phát triển là

  1. tỉ trọng khu vực II rất thấp.
  2. cân đối về tỉ trọng giữa các khu vực.
  3. tỉ trọng khu vực III rất cao.
  4. tỉ trọng khu vực I còn cao.

Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La Tinh?

  1. Thiếu lực lượng lao động. B. Cạn kiệt dần tài nguyên.
  2. Chính trị không ổn định. D. Thiên tai xãy ra nhiều.

Câu 19. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây?

  1. Nông nghiệp. B. Dịch vụ. C. Xây dựng.  D. Công nghiệp.

Câu 20. Trên 50% nguồn FDI đầu tư vào Mĩ La Tinh là từ

  1. Hoa kì và Tây ban nha. B. Tây ban nha và Anh.
  2. Bồ đào nha và Nam phi. D. Nhật bản và Pháp.

Câu 21. Cho bảng số liệu:

GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2013

(Đơn vị: USD)

Các nước phát triển Các nước đang phát triển
Tên nước GDP/người Tên nước GDP/người
Thụy Điển 60381 Ấn Độ 1498
Hoa Kì 53042 Ê ti ô pi a 505

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP/người của các nước Thụy Điển, Hoa Kì, Ấn Độ, Ê-ti-ô-pi-a là

  1. Biểu đồ cột B. Biểu đồ tròn C. Biểu đồ đường       D. Biểu đồ miền

Câu 22. Châu lục có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là

  1. Châu Âu       B. Châu Á
  2. Châu Mĩ       D. Châu Phi

Câu 23. Để bảo vệ động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng cần

  1. đưa vào Sách đỏ để bảo vệ. B. tuyệt đối không được khai thác.
  2. đưa chúng đến các vườn thú, công viên D. tăng cường nuôi trồng

Câu 24. Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở Châu Phi là

  1. mở rộng mô hình sản xuất quảng canh.
  2. áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.
  3. khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt.
  4. tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn.

Câu 25. Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do

  1. hiện tương thủy triều đỏ B. độ mặn của nước biển tăng
  2. ô nhiễm môi trường nước D. nước biển nóng lên

Câu 26.  Điểm khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nhóm nước đang phát triển so với nhóm nước phát triển là

  1. Khu vực I có tỉ trọng rất thấp
  2. Khu vực III có tỉ trọng rất cao
  3. Khu vực I có tỉ trọng cao
  4. Khu vực II có tỉ trọng rất cao

Câu 27. Nguyên nhân chính làm cho hoang mạc, bán hoang mạc và xa van là cảnh quan phổ biến ở Châu Phi là do

  1. địa hình cao
  2. khí hậu khô nóng.
  3. hình dạng khối lớn
  4. các dòng biển lạnh chạy ven bờ.

Câu 28. Tài nguyên nào sau đây hiện đang bị khai thác mạnh ở Châu Phi?

  1. Khoáng sản và thủy sản
  2. Khoáng sản và rừng
  3. Rừng và thủy sản.
  4. Đất và thủy sản.

Câu 29. Đất đai ở ven các hoang mạc, bán hoang mạc ở Châu Phi, nhiều nơi bị hoang mạc hóa là do

  1. Khí hậu khô hạn.
  2. Quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh.
  3. Rừng bị khai phá quá mức.
  4. Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ.

Câu 30. Những thách thức lớn đối với Châu Phi hiện nay là

  1. Cạn kiệt tài nguyên , thiếu lực lượng lao động
  2. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp
  3. Trình độ dân chí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột
  4. Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động

Câu 31. Cho bảng số liệu

(Đơn vị: %)

Biểu đồ thích hợp nhất để so sánh dân số các châu lục trên thế giới năm 2005 và năm 2014 là

  1. Biểu đồ cột.
  2. Biểu dồ đường.
  3. Biểu đồ kết hợp (cột và đường).
  4. Biểu đồ tròn.

Câu 32. Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

  1. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
  2. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
  3. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
  4. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút.

Câu 33. Tổ chức nào sau đây chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới?

  1. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
  2. Tổ chức thương mại thế giới.
  3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  4. Liên minh Châu Âu.

Câu 34. Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là

  1. củng cố thị trường chung Nam Mĩ
  2. tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế
  3. thúc đẩy tự do hóa thương mại
  4. giải quyết xung đột giữa các nước

Câu 35. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây?

  1. Nông nghiệp
  2. Công nghiệp
  3. Xây dựng
  4. Dịch vụ

Câu 36. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là các hoạt động

  1. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
  2. bảo hiểm, giáo dục, y tế.
  3. du lịch, ngân hàng, y tế.
  4. hành chính công, giáo dục, y tế.

Câu 37. Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến

  1. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế
  2. Sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau
  3. Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn
  4. Ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế

Câu 38. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia ?

  1. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.
  2. Có nguồn của cải vật chất lớn.
  3. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
  4. Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa.

Câu 39. Hiện nay, GDP của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây lớn nhất thế giới?

  1. Liên minh châu Âu
  2. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
  3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
  4. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

Câu 40. Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây

  1. Liên minh châu Âu
  2. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
  3. Thị trường chung Nam Mĩ
  4. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ĐÁP ÁN

1.A 2.A 3.D 4.B 5.C 6.C 7.C 8.C 9.A 10.B
11.A 12.D 13.B 14.D 15.B 16.B 17.C 18.C 19.B 20.A
21.A 22.D 23.A 24.B 25.C 26.C 27.B 28.B 29.C 30.C
31.A 32.D 33.B 34.C 35.D 36.A 37.A 38.D 39.D 40.D