ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – ĐỊA LÍ

Lượt xem:

Đọc bài viết

               KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 – LỚP 10

Thời gian: 45 phút

CÂU HỎI:

Câu 1:  Các thạch nhũ trong hang động đá vôi là kết quả của:

  1. phong hóa sinh học. B. phong hóa hóa học.
  2. phong hóa lý học. D. sự kết hợp của cả 3 loại phong hóa.

Câu 2:  Ngoại lực sinh ra do:

  1. tác động của gió. B. sự vận chuyển của vật chất.
  2. năng lượng của bức xạ Mặt Trời. D. tác động của nước.

Câu 3: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là

  1. sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.
  2. sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
  3. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
  4. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.

Câu 4:  Đồng bằng châu thổ sông Hồng là kết quả của hiện tượng:

  1. bồi tụ do nước. B. đứt gãy.                   
  2. uốn nếp. D. bồi tụ do gió.

Câu 5:  Nội lực và ngoại lực có điểm giống nhau là

  1. cùng được sinh ra do năng lượng của Trái Đất.
  2. điều kiện được hình thành từ năng lượng Mặt Trời.
  3. đều cần có sự tác động của con người.
  4. cùng có tác động thay đổi diện mạo của Trái Đất.

Câu 6:  Hiện tượng biển tiến, biển thoái là kết quả của vận động:

  1. theo phương thẳng đứng. B. uốn nếp.
  2. theo phương nằm ngang. D. tạo lục.

Câu 7:  Sự hình thành các dãy núi cao như Himalaya, Andet là kết quả của hiện tượng nào sau đây?

  1. Xô vào nhau của hai mảng kiến tạo.
  2. Đứt gãy của mảng lục địa và mảng đại dương.
  3. Tách rời nhau của hai mảng kiến tạo.
  4. Trượt lên nhau của hai mảng kiến tạo.

Câu 8:  Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là

  1. sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.
  2. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.
  3. sự chênh lệch gió giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.
  4. sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.

Câu 9:  Khối khí nào có kí hiệu là Tm?

  1. Ôn đới lục địa. B. Ôn đới hải dương.
  2. Chí tuyến lục địa. D. Chí tuyến hải dương.

Câu 10:  Biển Đỏ là kết quả của hiện tượng nào?

  1. Tạo lục. B. Uốn nếp. C. Đứt gãy.                   D. Tạo sơn.

Câu 11:  Ngày duy nhất dài 24 giờ ở vòng cực Bắc là

  1. 21/3. B. 22/12. C. 22/6.                         D. 23/9.

Câu 12:  Nhiệt độ tại đỉnh núi cao 3000m là 70C, thì nhiệt độ tại chân núi (0m) ở sườn đón gió và sườn khuất gió lần lượt là:

  1. 250C và 370C B. 70C và 100C.            
  2. 370C và 250C. D. 180C và 0C.

Câu 13:  Thời gian giữa 2 lần mặt Trời lên thiên đỉnh có đặc điểm:

  1. tăng dần từ chí tuyến về xích đạo.
  2. giảm dần từ chí tuyến về xích đạo.
  3. không thay đổi từ chí tuyến về xích đạo.
  4. tăng không liên tục tù chí tuyến về xích đạo.

Câu 14:  Do tác động của lực cô ri ô lít ở Bắc bán cầu vật chuyển động bị lệch về bên nào so với hướng chuyển động ban đầu?

  1. Tùy từng năm. B. Bên phải. C. Tùy từng mùa.          D. Bên trái.

Câu 15:  Khối khí Pc có đặc điểm:

  1. lạnh ẩm. B. nóng khô. C. lạnh và khô.              D. nóng ẩm.

Câu 16:  Những ngọn đá sót hình nấm là dạng địa hình được tạo thành do:

  1. gió. B. băng hà. C. nước chảy.                D. sóng biển.

Câu 17:  Frông địa cực là mặt ngăn cách giữa hai khối khí:

  1. chí tuyến và xích đạo. B. Xích đạo Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
  2. ôn đới và chí tuyến. D. cực và ôn đới.

Câu 18:  Nóng ẩm là tính chất của khối khí nào sau đây?

  1. Pc. B. Em. C. Tc.                           D. Pm.

Câu 19: Các vùng trên bề mặt Trái Đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là

  1. vùng xích đạo, vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng cực.
  2. vùng xích đạo, vùng ôn đới, vùng chí tuyến, vùng cực.
  3. vùng ôn đới, vùng xích đạo, vùng cực, vùng chí tuyến.
  4. vùng xích đạo, vùng ôn đới, vùng cực, vùng chí tuyến.

Câu 20:  Khi Hà Nội (1050Đ) là 7h00′ ngày 31/12 thì ở Tôkiô (1450Đ) là:

  1. 7h00′ ngày 31/12. B. 9h00′ ngày 31/12.     
  2. 9h00′ ngày 1/1. D. 7h00′ ngày 30/12.

Câu 21: Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm

  1. phân bố theo luồng di chuyển. B. phân bố phân tán, lẻ tẻ.
  2. phân bố theo những điểm cụ thể. D. phân bố thanh từng vùng.

Câu 22: Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lý và đặc điểm

  1. Phân bố thanh vùng.           B. Phân bố theo luồng di truyền.
  2. Phân bổ theo những địa điểm cụ thể. D. Phân bố phân tán lẻ tẻ.

Câu 23: Frông khí quyển là

  1. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
  2. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
  3. về mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
  4. bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành..

Câu 24: Các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do:

  1. Đây là khu vực nhận được nguồn bức xạ từ Mặt Trời lớn.
  2. Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
  3. Đây là khu vực thống trị của các khu khí áp cao.
  4. Có lớp phủ thực vật thưa thớt.

Câu 25: Các loại gió nào dưới đây mang mưa nhiều cho vùng chúng thổi đến

  1. Gió Tây ôn đới và gió fơn. B. Gió fơn và gió Mậu Dịch.
  2. Gió Mậu Dịch và gió Tây ôn đới. D. Gió Tây ôn đới và gió mùa.

Câu 26: Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách

  1. đặt các kí hiệu vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
  2. đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
  3. đặt các điểm chấm và phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
  4. khoanh vùng các đơn vị lãnh thổ đó.

Câu 27: Bề mặt trái đất được chia ra làm

  1. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
  2. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
  3. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.
  4. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.

Câu 28: Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là

  1. Kinh tuyến 00 đi qua múi giờ số 0.
  2. Kinh tuyến 900 Đ đi qua giữa múi giờ số 6.
  3. Kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12.
  4. Kinh tuyến 900 T đi qua giữa múi giờ số 18.

Câu 29: Cho bảng số liệu: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của Hà Nội    

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ (0C) 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2
Lượng mưa (mm) 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 230,9 288,2 318 265,4 130,7 43,4 23,4

Hãy chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trung bình của Hà Nội.

  1. Biểu đồ cột và đường. B. Biểu đồ đường.
  2. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn.

Câu 30: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriolit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành

  1. Gió Đông Nam. B. Gió Tây Nam.
  2. Gió Đông Bắc. D. Gió Tây Bắc.

Câu 31: Cho bảng số liệu: VĨ ĐỘ ĐỊA LÝ VÀ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA

Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm ( 0c)
Hà Nội 23,5
TP Hồ Chí Minh 27,1

Nhận xét nào dưới đây đúng nhất về bảng số liệu trên?

  1. Nhiệt độ trung bình năm nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam.
  2. Bảng số liệu thể hiện sự thay đổi nhiệt độ theo kinh độ.
  3. Nhiệt độ trung năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.
  4. Nhiệt độ trung bình năm nước ta tăng dần từ Nam ra Bắc.

Câu 32: Gió tây ôn đới là loại gió

  1. Thổi từ miền ôn đới tới miền nhiệt đới.
  2. Thổi từ miền ôn đới lên miền cực.
  3. Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.
  4. Thổi từ áp cao cực về phía áp thấp ôn đới.

Câu 33: Gió Mậu Dịch có hướng

  1. Tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.
  2. Đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.
  3. Tây nam ở bán cầu Bắc, động Bắc ở bán cầu Nam.
  4. Đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.

Câu 34: Mùa nào trong năm có ngày ngắn hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần?

  1. Mùa hạ. B. Mùa đông.           C. Mùa xuân.            D. Mùa thu

Câu 35: Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào

  1. Góc nhập xạ và thời gian được chiếu sáng.
  2. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất.
  3. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
  4. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

Câu 36: Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời là

  1. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.
  2. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai cực.
  3. chuyển động không có thực của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.
  4. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai cực.

Câu 37: Phần lớn những khu vực có lượng mưa lớn ở nước ta như Móng Cái, Huế, … là do nguyên nhân nào dưới đây?

  1. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp và gió mùa Tây Nam.
  2. Chịu tác động của gió mùa, bão kết hợp với hoàn lưu gió mùa trong năm.
  3. Nằm ở khu vực địa hình khuất gió kết hợp với gió mùa Tây Nam.
  4. Nằm trong khu vực đón gió, ảnh hưởng của gió mùa kết hợp dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 38: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

  1. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường vĩ tuyến.
  2. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp giảm.
  3. Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm.
  4. Gió thường xuất phát từ các áp cao.

Câu 39: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

  1. Địa luỹ là bộ phận trồi lên giữa hai đường đứt gãy.
  2. Địa luỹ là bộ phận sụt xuống giữa hai đường đứt gãy.
  3. Dãy núi Con Voi là 1 địa luỹ điển hình ở Việt Nam.
  4. Các dãy địa luỹ thường xuất hiện ở những nơi hiện tượng đứt gãy có cường độ lớn.

Câu 40: cho bảng số liệu:

Vĩ độ Biên độ nhiệt năm (0c) Nhiệt độ trung bình năm ( 0c)
00 1,8 24,5
200 7,4 25
300 13,3 20,4
400 17,7 14,0
500 23,8 5,4
600 29,0          -0,6
700 32,2         -10,4

Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

  1. Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt càng tăng.
  2. Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình năm càng giảm.
  3. Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt càng giảm.
  4. Càng về phía cực nhiệt độ trung bình năm càng thấp.

————–HẾT————

                                                  BẢNG ĐÁP ÁN

1.B 2.C 3.D 4.A 5.D 6.A 7.A 8.D 9.D 10.C
11.C 12.A 13.A 14.B 15.C 16.A 17.D 18.B 19.B 20.B
21.C 22.D 23.C 24.C 25.D 26.B 27.B 28.C 29.A 30.C
31.C 32.C 33.B 34.B 35.A 36.C 37.D 38.A 39.B 40.C

                                              HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: