Tổng hợp dẫn chứng NLXH hay (P2)

Lượt xem:

Đọc bài viết

1.   Michael Jordan:

Michael Jordan từng bị loại khỏi đội bóng rổ của trường vì cậu không đủ chiều cao. Nhưng suốt một năm, sau lần biết mình bị loại, bất kể mưa hay nắng, cậu vẫn chăm chỉ tập từ 4 đến 6 tiếng mỗi ngày trong một công viên gần nhà. Có lúc cậu tập cả dưới ánh trăng, từng bước từng bước hoàn thiện các động tác và kỹ thuật của mình. Kết quả thật ngoài sức tưởng tượng. Ngay năm sau, cậu được chọn vào đội tuyển của trường và cái tên Michael Jordan sau này trở thành huyền thoại trong làng bóng rổ thế giới. Sở dĩ có thể thi đấu và giành chiến thắng trong nhiều hoàn cảnh bất khả thi như thế, đó là vì Michael Jordan luôn tin rằng thể xác có giới hạn nhưng ý chí và nội lực là vô biên. Anh luôn muốn chứng minh cho mọi người thấy không gì là không thể.

2.   Tiger Woods:

Từ lúc 8 tuổi, Tiger Woods đã đặt ra mục tiêu phá hết mọi kỷ lục của môn đánh gôn và trở thành tay gon chuyên nghiệp nhất thế giới. Anh đã hoàn thành mục tiêu này vào 13 năm sau. Đó là kết quả của việc anh đã nhìn thấy rõ mục tiêu của mình. Anh đã không ngừng nỗ lực tập luyện và thi đấu trong suốt 13 năm trời để đạt được nó.

3.   Steve Jobs:

Steve Jobs, người có công rất lớn trong việc sáng tạo và phát triển ngành công nghệ điện tử. Ông sinh ra và được nuôi nấng bởi một cặp cha mẹ làm luật sư, từng bỏ Đại học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nhưng ông đã khiến hàng ngàn người trên thế giới phải bỏ ra một số tiền không nhỏ vì các sản phẩm mang thương hiệu Apple.

Các sản phẩm của Apple luôn đi ngược lại với thị hiếu đám đông, không phụ thuộc vào những trào lưu hiện hành của người sử dụng. Bằng cách riêng của mình, Apple đã chinh phục người tiêu dùng bằng những sản phẩm sáng tạo cao cấp, đạt đến sự hoàn thiện. Không lâu sau đó, những sản phẩm của Apple thậm chí đã định hướng thị hiếu đám đông đi theo những tiêu chuẩn của mình. Đó là điều mà không phải hãng sản xuất nào cũng làm được. Dù đã qua đời bởi căn bệnh ung thư, Steve Jobs vẫn luôn được nhắc đến như một huyền thoại với những người yêu công nghệ.

4.   Mohandar Gandhi:

Bốn lần bị bắt, 31 tháng bị cầm tù nhưng Mohandar Gandhi (1869 – 1948) vẫn kiên cường đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của người Ấn. Trước khi chết do bị ám sát, ông nói: “Dù chỉ còn một giây tồn tại nhưng tôi phải thực hiện cho bằng được nó, bởi đó là khát vọng của dân tộc”. Ông được nhân dân Ấn tôn sùng như một vị thánh, họ gọi ông là Mahatma – Đấng vĩ đại. Tình yêu nước, tình yêu con người nơi ông mạnh hơn cái chết.

5. Martin Luther King (1929-1968) – nhà hoạt động nhân quyền vĩ đại của nước Mỹ.

Martin Luther King, (1929 – 1968) là Mục sư Baptist, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động. King được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình và thánh tử đạo.

King dẫn dắt cuộc tẩy chay xe buýt diễn ra ở Montgomery (1955-1956), và giúp thành lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam (1957), trở thành chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Năm 1963, King tổ chức cuộc tuần hành tại Washington, và đọc bài diễn văn nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ” trước hàng ngàn người tụ tập về đây. Ông nâng cao nhận thức của công chúng về phong trào dân quyền, và được nhìn nhận là một trong những nhà hùng biện vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Năm 1964, King là nhân vật trẻ tuổi nhất được chọn để nhận Giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc qua biện pháp bất tuân dân sự, và các phương tiện bất bạo động khác.

Ngày 4 tháng 4 năm 1968, King bị ám sát. Năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter truy tặng King Huân chương Tự do của Tổng thống. Đến năm 1986, ngày Martin Luther King, Jr. được công nhận là quốc lễ. Năm 2004, ông được truy tặng Huân chương vàng Quốc hội.

6.   Winston Churchill:

Churchill đã từng là một cậu bé nổi loạn, không học hành tốt khi ở trường và thậm chí là trượt lớp 6. Ông bị âật nói ngọng và nói lắp. Ông cũng từng thử thách mình trong xây dựng quân sự và sự nghiệp chính trị nhưng ông đều thua trong hầu hết các cuộc tranh cử mà ông tham gia. Những năm sau đó, ông đã bị cô lập thậm chí từ ngay trong đảng Bảo thủ Anh. Uy tín chính trị của ông đã bị ảnh hưởng nặng nề đến nỗi ông đã tự đày mình tạm thời khỏi Nghị viện và Hạ viện.

Nhưng Churchill là một trong số những người đầu tiên nhìn thấy sự nguy hiểm của Đức Quốc xã và cố gắng trở thành thủ tướng Anh ở tuổi 62 trong Thế chiến II. Sự kiên định của ông đã giúp cho nước Anh chống lại Hít le, sau đó là đánh bại Đức Quốc xã và đưa ông trở thành “Người Anh vĩ đại nhất của mọi thời đại”.

7.   Lucille Ball:

Lucille bị đuổi ra khỏi trường Sân khấu Nghệ thuật John Murray Anderson tại New York vì nỗi sợ hãi mỗi khi biểu diễn. Sau đó, bà tiếp tục quay trở lại New York với tư cách một người mẫu thời trang và diễn viên, bị sa thải bởi ít nhất hai nhà sản xuất. Bà tới Hollywood, ký hợp đồng với Metro-Goldwyn-Mayer, nhưng những nỗ lực hết mình cũng chỉ đưa bà đến với các bộ phim điện ảnh hạng B

Cuối cùng bà đã tìm thấy con đường của mình ở lĩnh vực phát thanh và truyền hình, một loại hình giải trí mới trở lại vào những thập niên 40 và 50. Bà cùng với chồng là ông Desi Arnaz đã

cho ra mắt chương trình truyền hình “I Love Lucy” trình chiếu trên đài CBS. Đây là một trong những chương trình phát sóng lâu nhất trong lịch sử truyền hình và giúp bà trở thành một diễn viên hài nổi tiếng.

8.   Steven Spielberg:

Là một người đàn ông trẻ mắc chứng khó đọc, lá đơn xin vào trường Đại học Sân khấu, Điện ảnh và Truyền hình Nam California của ông đã bị từ chối ba lần. Thay vào đó, ông đến trường Đại học bang California nhưng cuối cùng ông cũng bỏ học tại đó.

Tác phẩm đầu tay của nhà đạo diễn nổi tiếng này là “Sugarland Express” được giới phê bình đánh giá cao nhưng lại thất bại về doanh thu phòng vé. Tuy vậy, Spielberg đã tiến lên phía trước và được giao cơ hội với những bộ phim có ngân sách lớn như “Jaws”, “Close Encounters of the Third Kind”, “ET”, “Raiders of the Lost Ark” và “Jurassic Park”.

Nhưng Viện Hàn lâm Điện ảnh và Khoa học đã “ghẻ lạnh” với ông trong nhiều năm và không trao cho ông giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất cho tới năm 1993 khi ông đạo diễn phim “Schinder’s List”. Từ đó cho đến nay, ông được công nhận là một đạo diễn hạng A của Hollywood và là quyền lực nghệ thuật chính trong lịch sử phim ảnh.

9.   Walt Disney:

Disney đã từng bị biên tập viên sa thải khi ông còn là một nghệ sĩ trẻ vì “thiếu ý tưởng hay” và “thiếu trí tưởng tượng”.

Disney muốn lập ra công ty thiết kế phim họat hình ngắn. Nhưng những lần thử đầu tiên của ông đã thất bại. Đã có thời điểm, ông bị mất một vài nhân viên và quyền sở hữu nhân vật hoạt hình vào tay Universal Pictures. Nhưng cuối cùng, ông đã xây dựng được một đế chế giải trí khổng lồ với những nhân vật hoạt hình kinh điển nổi tiếng như vịt Donald và chuột Mickey cùng với những bộ phim đột phá như “Nàng Bạch Tuyết” hoặc “Người đẹp ngủ trong rừng”.

10.   J.K.Rowling:

Đã có thời điểm, tác giả nổi tiếng của bộ truyện Harry Potter là một bà mẹ đơn thân thất nghiệp tuyệt vọng nuôi con nhờ tiền trợ cấp xã hội. Cô thậm chí còn vừa ôm con vừa viết tập truyện đầu tiên của Harry Potter trong một quán cà phê, vừa viết vừa ăn và cho con ngủ. Cuốn sách của cô đã bị từ chối bởi không dưới 12 nhà xuất bản.

Tuy nhiên sau đó, nhà xuất bản Bloomsbury đã đồng ý xuất bản cuốn truyện này. Cuốn truyện dành được nhiều lời khen ngợi và bán được rất nhiều bản thảo, giúp cho Rowling có thể tiếp tục viết tiếp những phần sau và trở thành người giàu có với số tài sản thậm chí còn nhiều hơn Nữ hoàng Anh.

11.   Steve Jobs:

Jobs đã định nghĩa lại cách thế giới sử dụng máy tính cá nhân thông qua công ty máy tính mà ông sáng lập, Apple Inc. Ông đã tạo ra máy tính Mac và GUI (Giao diện đồ họa người dùng). Nhưng ông đã bị sa thải bởi hội đồng giám đốc, khiến ông chán nản và thất vọng.

Ông bắt đầu lại với một công ty khác với tên gọi NeXT Computer, phát triển công nghệ máy tính cá nhân thế hệ tiếp theo và mua hãng phim Lucasfilm rồi đổi tên thành Pixar. Khi công ty Apple đang lụi bại mời ông quay trở về, ông đã đồng ý trở lại tiếp quản công ty và cuối cùng đã đưa Apple thành một trong những công ty sáng tạo và lợi nhuận nhất hành tinh.

12.   Abraham Lincoln:

Vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ là người đã kết thúc chế độ nô lệ ở đất nước này. Ông tự học ở nhà trong một gia đình ở biên giới đất nước. Ông đã cố gắng kinh doanh riêng và bước chân vào con đường chính trị nhưng do thiếu nền giáo dục từ nhỏ, sự kết nối quyền lực và tiền bạc mà ông đã thất bại hai lần trong kinh doanh và tám lần trong các cuộc bầu cử. Khi kết hôn với bà Mary Todd, họ có bốn người con trai nhưng ba trong số họ đã chết sớm do bệnh tật. Điều này đã gây ra bệnh trầm cảm cho ông

Nhưng vào năm 1860, ông được đề cử là ứng viên của đảng dân chủ cho chức tổng thống. Ông đã thắng cử và trở thành Tống thống Hoa Kỳ trong thời nội chiến và kết thúc chế độ nô lệ cho những người Mỹ gốc Phi.

13.   Tình bạn vĩ đại và cảm động giữa Friedrich Engel và Karl Marx.

Trong nghiên cứu khoa học cũng như trong đấu tranh thực tiễn, Marx đã tìm thấy ở Engels một người bạn chiến đấu trung thành, một trợ thủ không thể thay thế được, một người mà tên tuổi và sự nghiệp gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của bản thân Marx.

Lần đầu tiên, Engels gặp Marx vào cuối tháng 11-1842 trong lúc Engels ghé thăm Bộ Biên tập báo “Neue Rheinische Zeitung”, khi trên đường qua nước Anh. Tiếp đó, trong cuộc gặp gỡ lịch sử tháng 08-1844 ở Paris, hai người nhất trí hoàn toàn về tư tưởng, quan điểm trong mọi vấn đề lý luận và thực tiễn. Từ đó bắt đầu một tình bạn thắm thiết và sự cộng tác keo sơn có một không hai trong lịch sử.

Sau khi Marx sang nước Anh, Engels tự đặt cho mình nghĩa vụ phải giúp đỡ về mặt vật chất cho gia đình Marx để có thể theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu lý luận và hoạt động chính trị của mình. Vì thế, tháng 11-1850, Engels buộc phải đến Manchester làm việc tại hãng buôn “Ermen và Engels”, trở lại nghề buôn bán mà ông thường nguyền rủa. Ngót 20 năm sau, sau khi tập I bộ “Tư bản” được xuất bản, Engels mới thoát khỏi “cái nghề chó má” ấy và được “trả lại tự do”. Trong những năm Engels ở Manchester, ông và Marx đã gửi cho nhau trên 1.500 bức thư thảo luận rộng rãi những vấn đề về triết học, kinh tế chính trị, chiến lược, sách lược của giai cấp vô sản và nhiều lĩnh vực khác.

Sau khi Marx mất, Engels phải dẹp những công trình nghiên cứu của mình sang một bên và dành những năm cuối của đời mình cho việc chỉnh lý và đưa in các tập còn lại của bộ “Tư bản” mà Marx đã phải bỏ dở. Engels đã làm việc ấy với tình cảm sâu nặng, ý thức trách nhiệm và lòng tận tâm hiếm có.

14.   Albert Einstein:

Einstein đã từng bị coi là người đàn ông chậm chạp. Ông ghét sự khuôn phép của trường học. Khi 16 tuổi, ông đã trượt kỳ thi đầu vào của trường Bách khoa Liên Bang Thụy Sỹ tại Zurich. Thay vào đó, ông phải học một trường nhỏ hơn. Cho dù ông đã cố gắng có bằng sư phạm từ trường Bách Khoa Thụy Sỹ sau đó, ông đã thất nghiệp hai năm. Sau đó, ông đã có công việc giám định bằng sáng chế cho Cơ quan Sáng chế Thụy Sỹ.

Nhưng ông đã thử sức mình với các báo cáo khoa học của riêng mình từ năm 1901 đến 1905 (trong đó có báo cáo về thuyết tương đối) mà sau này trở thành bước đột phá trong khoa học. Năm 1909, ông được công nhận là nhà khoa học tiên phong hàng đầu và là một trong những người sở hữu trí óc siêu việt nhất trong lịch sử loài người.

15.   Henry Ford

Trước khi hãng xe Ford có được một cơ ngơi như ngày nay, người sáng lập Henry Ford đã từng lập rồi phá ba công ty. Công ty thứ nhất mang tên Detroit nhưng nhanh chóng phá sản do Henry Ford chỉ tập trung thiết kế xe mà không kinh doanh. Công ty thứ hai mang tên ông chuyên về xe đua, nhưng sau đó chính Henry Ford bị các nhà đầu tư buộc rời khỏi công ty. Doanh nghiệp thứ ba thì bị phá sản do doanh thu đi xuống.

Nhưng những gì mà Ford có được ngày hôm nay đã khẳng định rằng, những thất bại của ông trước kia không hề vô nghĩa. Chính những lần phá sản, thất bại trong kinh doanh đã giúp cho người sáng lập hãng xe hàng đầu này có thêm nhiều bài học xương máu, khiến ông có được nhiều bước tiến khôn ngoan trong cuộc đua của ngành công nghiệp sản xuất ô tô đầy khốc liệt.

16.   Ông “gà rán” Harland David Sanders tuổi 65 vẫn tay trắng

Ông già Colonel với nụ cười hiền hòa trên biểu tượng quen thuộc của nhãn hàng ăn nhanh KFC, đó chính là người sáng lập – “Đại tá bang Kentucky” Harland Sanders. Nhưng không ai biết rằng đến tận tuổi 65, Sanders vẫn là một ông già tay trắng khi vợ bỏ, công việc từ chối và phải nhận phần trợ cấp thất nghiệp từ Chính phủ. Ở cái tuổi đáng lẽ ra phải được nghỉ ngơi, Sanders lại rong ruổi khắp nơi để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Sanders đã bị từ chối 1.009 lần. Ông đã bán bí quyết của mình với giá là 5 xu trên mỗi miếng gà bán tại các đại lý, và hầu hết các cuộc làm ăn được giao kèo chỉ với một cái bắt tay.

Những bước khởi động không thành công ấy không làm cho người đầu bếp này nản chí. Bằng sự kiên trì và niềm đam mê với những món ăn, ông đã tạo ra một công thức chế biến gà độc đáo. Cho đến tận hôm nay, công thức chế biến gà của Sanders vẫn thu hút hàng triệu người trên toàn cầu.

17.   Soichiro Honda:

Cuộc đời của Soichiro Honda, chủ tịch, người sáng lập ra Tập đoàn Honda hùng mạnh hàng đầu Nhật Bản và tầm cỡ thế giới, không phải là “con đường nhung lụa” mà là một chuỗi dài những nỗ lực và sáng tạo không ngừng nghỉ, những thất bại đơm hoa kết trái cho thành công. Ông đi lên từ tuổi thơ khốn khó, khởi nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng và một khối óc yêu kỹ thuật và sáng tạo và đã gây dựng nên cả một Tập đoàn Honda hùng mạnh.

Honda đã từng tâm sự rằng “Đối với tôi, thành công có thể chỉ đạt được khi đã trải qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm. Trên thực tế, trong tất cả những việc ta làm, thành công chỉ chiếm 1%, 99% khác là thất bại”. Tinh thần làm việc, nghị lực và lòng say mê với khoa học là chìa khoá đưa Honda đến thành công.

Soichiro Honda mãi mãi ra đi năm 1992, nhưng người đời còn nói nhiều về ông, ca ngợi ông, mỗi khi nghĩ tới một điển hình của “thiên tài không bằng cấp”.

18.   Raffaello:

Raffaello – họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng người Ý. Ông sinh tại thành phố nhỏ Urbino nhưng quan trọng về mặt nghệ thuật ở miền trung Ý trong vùng Marche. Cha ông là một họa sĩ nổi tiếng, từ nhỏ đã cho Raffaello theo học những thầy giáo giỏi và ông học rất xuất sắc. Khi được 21 tuổi, ông đến Firenze và nghiên cứu tỉ mỉ các tác phẩm của những bậc thầy trước đó.

Ngoài chuyên môn họa sĩ, Raffaello còn là một kiến trúc sư lỗi lạc. Ông là một tấm gương đáng noi theo về việc phát huy không chỉ sở trường của mình mà còn biết nghiên cứu hầu hết các lĩnh vực liên quan, trở thành một con người toàn diện.

19.   Leonardo da Vinci:

Leonardo da Vinci được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Leonardo lớn lên trong gia đình của cha ông và sống phần lớn thời gian thời thiếu niên tại thành phố Firenze. Trong số những đam mê của ông, Leonardo yêu thích nhất là âm nhạc, vẽ và tạo hình. Cha của Leonardo đưa một vài tranh vẽ của ông cho một người quen xem, Andrea del Verrocchio, người ngay lập tức nhận ra được tài năng về nghệ thuật của Leonardo và được Ser Piero chọn làm thầy cho Leonardo.

Ông được người cha cho sống tự lập từ nhỏ và điều này khiến ông trở nên vô cùng cứng rắn, mạnh mẽ trong việc xử lí các tình huống khó khăn trong cuộc sống cũng như trong việc học tập nghệ thuật của ông. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác.

20.   Picasso:

Chuyện kể rằng, thuở thiếu thời Picasso là một họa sỹ vô danh và nghèo túng nơi Paris đầy hoa lệ. Đến lúc chỉ còn trong tay 15 đồng bạc, Picasso đã quyết định đánh canh bạc cuối cùng của cuộc đời mình. Ông thuê những sinh viên nghèo đi dạo khắp tất cả các phòng tranh trong thành phố và hỏi: “Ở đây có bán tranh của Picasso không?” Chưa đầy một tháng sau, Picasso trở thành cái tên được bàn tán nhiều nhất tại Paris, chính sự tò mò về người nghệ sĩ trứ danh đã giúp Picasso bán được tranh và nổi tiếng từ đó.

Chúng ta đều biết Picasso là một danh họa tài hoa và nhiệt huyết với nghề. Nhưng sẽ ra sao nếu hôm đó 15 đồng bạc được dùng vào việc khác? Cơ hội là do chúng ta tạo nên. Ai đó nói rằng ” khi một cánh cửa đóng lại, sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Và con người đích thực luôn tiến về phía trước ” – những ai biết tự mở cho mình cánh cửa mới .

21.   Giản Tư Trung:

Giản Tư Trung sinh ra ở một huyện nghèo khó của tỉnh Nghệ An. Mảnh đất học nổi tiếng khắp 3 miền này trở thành một vườn ươm thuận lợi cho Trung phát triển. Thời phổ thông, Trung từng nổi đình nổi đám với Giải Nhất học sinh giỏi lý toàn tỉnh. Nhưng phải đến tận khi bước chân vào đại học, ở vị trí Phó Bí thư đoàn trường, Trung mới phát huy được năng lực của mình. Tham công tiếc việc, Trung ôm đồm cả việc học của mình, việc chung của đoàn thể nhưng vẫn dành thời gian cho niềm đam mê kinh doanh không thể lý giải.

Từng thất bại, vấp ngã cay đắng rồi giành lại thành công, Trung chưa từng cạn niềm đam mê được là người tiên phong phát quang bụi rậm, “rắn rết”, mở đường đi mới. Quan niệm “nghĩ như voi, làm như kiến” đã khiến Trung vừa có được tầm nhìn xa trông rộng về mọi vấn đề, vừa không bao giờ bị bước hụt chân. Kiên trì đi từng bước chậm rãi, tha từng chút “mồi” về “tổ”, con kiến lửa Giản Tư Trung đã dần dần hiện thực hoá giấc mơ ngông xuất khẩu giám đốc bằng sự ra đời của Trường đào tạo doanh nhân PACE.

22.   Đặng Lê Nguyên Vũ:

Chứng kiến cảnh cha bị bệnh nặng, chỉ cần 2 triệu đồng chữa trị mà vay mượn cả đại gia đình cũng không đủ, cậu con trai 16 tuổi – Đặng Lê Nguyên Vũ đã thề với lòng: “Một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình này!”.

Những năm 1990, thầy cô và các sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên không ai không biết đến Đặng Lê Nguyên Vũ, chàng sinh viên khoa Y với nhiều ước mơ và hoài bão vượt ra phạm vi đất nước. Nhận ra ngành Y không thể đáp ứng được ước mơ và tham vọng của mình, năm thứ ba đại học, anh quyết định nghỉ học và đón xe vào thành phố Hồ Chí Minh để tìm kiếm cơ hội.

Ít ai biết rằng, chàng trai trẻ khởi nghiệp với căn nhà thuê chỉ vài mét vuông để xay cà phê, vay từng kí cà phê, đạp xe hàng cây số để đi giao hàng… lại trở thành ông chủ của tập đoàn sản xuất cà phê hàng đầu Việt Nam.

23.   Nguyễn Thế Hoàn:

Nguyễn Thế Hoàn (lớp 11 THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Tự nhiên) đạt huy chương Vàng trong kì thi Olympic Toán Quốc tế 2014.

Hoàn sinh ra trong một gia đình thuần nông ở xã Hòa Bình, huyện Hưng Hà (Thái Bình). Ba sào ruộng cấy lúa quanh năm của cha mẹ chẳng đủ nuôi 4 miệng ăn. Thương bố mẹ làm lụng

vất vả, Hoàn luôn chăm chỉ học hành. Với năng khiếu bẩm sinh, suốt những năm cấp 1, 2, em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, rinh nhiều giải cao cấp tỉnh.

Thi vào THPT, Hoàn đỗ liền ba trường chuyên Sư phạm Hà Nội, Khoa học tự nhiên và chuyên Thái Bình. Ước mơ là được học tại ngôi trường của nhiều anh chị đạt giải cao thi Olympic quốc tế như Lê Hùng Việt Bảo, Ngô Đăng Tuấn…, Hoàn xin bố mẹ cho lên Hà Nội học.

Ngày Hoàn nhập trường cũng là lúc bố mẹ em rời làng quê, khăn gói lên thủ đô đi phụ hồ. Vợ chồng anh chị không thuê nhà trọ mà công trình ở đâu thì dựng lều bạt sống tạm tại đó. Ngày ốm vừa vừa, khi nắng gắt, mưa bay, họ vẫn ra công trường luôn chân luôn tay đảo vữa, bê đồ. Mỗi tháng hai vợ chồng kiếm được 6-7 triệu đồng. Quá nửa số đó dành đóng tiền học phí cho con và sinh hoạt. Số còn lại anh chị gửi về quê cho ông bà chăm sóc giúp cậu con út đang học lớp 9 chuyên Văn.

Nhận được tiền học bổng, Hoàn đều đưa cho bố mẹ. Em động viên đấng sinh thành giữ sức khỏe hoặc về quê cấy lúa, làm may cho đỡ nhọc nhằn. Hoàn dự định vào lớp 12 sẽ đi làm gia sư để đỡ đần bố mẹ.

Tấm HCV Olympic Toán quốc tế chính là món quà quý giá để em báo đáp công lao của bố mẹ.

24.   Bài học từ những chú hươu cao cổ:

Mỗi lần một chú hươu con ra đời đều là một bài học. Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng, như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay dưới đó. Sau vài phút, hươu mẹ làm một việc hết sức kỳ lạ, đó là đá vào người con mình cho đến khi nào nó chịu đứng dậy mới thôi.

Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Cho đến khi thực sự đúng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để hươu con phải nỗ lực tự mình đứng dậy trên đôi chân còn non nớt.

Điều này nghe có vẻ lạ với chúng ta, nhưng lại thực sự cần thiết cho hươu con bởi chúng phải tự đúng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không sẽ bị trơ trọi với cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.

Con người chúng ta cũng vậy, thật dễ nản chí khi mọi việc đều trở nên tồi tệ. Nhưng cho dù đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khi ta phải đối mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn.

Đừng bao giờ để thất bại quật ngã mà hãy để nó trở thành “thầy” của chúng ta. Đây chính là bí quyết để thành công. Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng. “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ” – Thomas Edison.

25.   Bài học từ chim đại bàng:

Đó là loài chim có tuổi thọ cao nhất trong chủng loại của mình. Chúng có thể sống tới 70 tuổi. Nhưng để sống được tới tuổi này, chúng phải trải qua một quyết định khó khăn vào năm 40 tuổi

Khi đó, Những móng vuốt dài và linh hoạt không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn. Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu.

Đôi cánh nặng nề và già cỗi, do bộ lông dày, trở nên dính chặt vào ngực và khiến cho chúng khó bay lượn

Vì thế, đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày.

Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và ngồi trên tổ của mình Tại đây đại bàng sẽ đập mỏ vào đá cho đến khi mỏ gãy rời

Sau khi mỏ gãy, đại bàng sẽ đợi cho mỏ mới mọc ra rồi sau đó bẻ gãy hết các móng vuốt của mình

Khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ hết những chiếc lông cũ già cỗi

Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa.

Hãy học từ đại bàng…

Hãy trở nên thật dũng cảm và kiên cường để trải qua một giai đoạn thay đổi đầy khó khăn, chịu đựng nhiều đau khổ và thử thách để được hồi sinh và tiếp tục bay cao, bay xa hơn nữa…không trải qua gió mưa làm sao thấy được cầu vồng.

26.   Bài học từ loài kiến:

Thứ nhất: Kiến không bỏ cuộc. Đó là một triết lý đơn giản nhưng rất hữu hiệu. Nếu một con kiến đang đi về một hướng nào đó, và chúng ta tìm cách chặn đường chúng, kiến sẽ tức thì tìm cho mình một con đường khác. Chúng trèo qua chướng ngại, chui xuống dưới hoặc chui vòng sang bên hông. Chúng không ngừng tìm kiếm một giải pháp khác để vượt qua chướng ngại vật phía trước. Quả là một triết lý gọn gàng và đơn giản: không ngừng tìm kiếm hết cách này đến cách khác để tiến đến mục tiêu mà chúng ta nhắm tới.

Thứ hai, kiến luôn chuẩn bị cho mùa đông trong suốt mùa hè. Bạn không thể quá ngây ngô tin rằng nắng ấm sẽ kéo dài mãi mãi. Vì vậy kiến làm việc chăm chỉ để tích lũy cho những lúc cần đến.

Thứ ba, kiến luôn tin vào mùa hè trong suốt mùa đông! Điều này rất quan trọng. Trong suốt mùa đông giá rét, kiến tự nhắc mình: “Mọi thứ rồi sẽ qua thôi! Đâu có mùa đông nào là mãi mãi!”. Và ngày nắng ấm đầu tiên, những con Kiến lại lên đường. Chúng háo hức để được sống chứ không phải là tồn tại!

Cuối cùng, kiến sẽ tích lũy bao nhiêu lương thực trong mùa hè để chuẩn bị cho mùa đông? Câu trả lời là “nhiều hết ga có thể”. Đây là một triết lý tuyệt vời, “nhiều hết ga có thể”! Hãy học hỏi loài kiến trong lần tiếp theo nếu bạn tự hỏi mình: Tôi nên đọc bao nhiêu cuốn sách? Tôi nên chạy bao xa? Tôi nên làm việc đến mức nào? Tôi nên học đến bao nhiêu? Tôi nên yêu thương đến mức nào? Câu trả lời luôn là: “Nhiều hết ga có thể!”.

Ngày hôm nay, dù các bạn đang ở trong mùa đông hay mùa hè, đang chiến đấu hay đang dưỡng sức, hãy nhớ về những chú Kiến và thừa hưởng sự khôn ngoan của chúng nhé! Những

triết lý rất giản dị đúng không? Thành công cũng giản dị như vậy thôi: Không bỏ cuộc, Tiên liệu trước, Luôn lạc quan và Nhiều hết ga có thể!

27.   Quách Tuấn Khanh:

Năm 1994, anh nghỉ học giữa chừng khi đang là sinh viên Trường học Y dược TP.HCM. Năm 2000, anh từ bỏ công việc khi đang là một trong những chuyên gia hàng đầu trong nước. Tất cả đều vì một mục đích, tìm kiếm cho mình một niềm say mê thực sự. Cuối cùng anh đã tìm thấy: trở thành một diễn giả chuyên nghiệp. Anh chính là người tiên phong trong nghề diễn giả tại Việt Nam, Quách Tuấn Khanh – Giám đốc Trung tâm Thành công và Hạnh phúc.

28.   Lê Vũ Hoàng “Cổ tích Olympia từ… mái nhà tranh”.

Sinh ra trong mảnh đất miền Trung nghèo khó, vượt qua mọi sự thiếu thốn, ngày diễn ra kì thi Olympia lần thứ 6 cũng là ngày mẹ Hoàng phải lên bàn mổ vì u não. Vượt qua mọi khó khăn, cuối cùng chàng trai trẻ vùng đất Quảng Bình giành được vòng nguyệt quế vinh quang.

29.   W.Clement Stone:

Khởi nghiệp là một cậu bé bán báo, đã dựng thành công ty bán bảo hiểm lớn nhất thế giới khi ông đã học được và áp dụng bí quyết duy trì ngọn lửa nhiệt huyết trong lòng mình. Vì vậy, ông đạt được hết mục tiêu này đến mục tiêu khác: “Không một trận đấu quan trọng nào bạn có thể chiến thắng mà không có lòng nhiệt huyết”.

30.   Franklin:

Franklin là một nhà khoa học đam mê việc tìm ra những phát kiến mới trong khoa học. Ông đã chế tạo ra cột thu lôi. Những năm nghiên cứu là quãng thời gian ông phải đối mặt với những điều vô cùng khó khăn bởi cái chết có thể đến với ông bất cứ lúc nào. Nhưng vượt lên trên tất cả, ông đã thành công từ việc say mê nghiên cứu, say mê làm việc của mình.

31.   A-dam Khoo, tác giả cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”:

Nhờ đổi mới phương pháp học tập mà từ một học sinh kém, A-dam Khoo đã thành học sinh giỏi, là một trong những sinh viên xuất sắc của Singapore, trở thành triệu phú khi chỉ mới 26 tuổi. Đó là một biểu hiện cho sự chủ động, sự đổi mới trên cơ sở những gì ý thức về thực tại học tập của mình để thay đổi trong tương lai. Không ỷ lại vào những gì của hiện tại mà anh luôn luôn chủ động thay đổi để tương lai được tốt đẹp hơn.

32.   Chữ Nhất Hiệp:

Chữ Nhất Hiệp là tuyên truyền viên chính của Viện huyết học truyền máu trung ương. Anh đã vận động được trên 150.000 lượt người tham gia hiến máu tình nguyện, đào tạo 25.000 tuyên truyền viên. Bản thân anh cũng đã trực tiếp hiến 21 lít máu và cống hiến hàng ngàn ngày công tham gia vận động hiến máu nhân đạo. Anh là một tấm gương đáng để mỗi người trong chúng ta học tập.

33.   Nhà thơ Trần Đăng Khoa:

Được mệnh danh là thần đồng thơ ca ngay từ nhỏ. Nếu không trải qua quá trình rèn giũa tài năng này hằng ngày thì tài năng này sẽ dần dần bị thui chột. Nhà thơ Trần Đang Khoa không như thế, ông luôn ý thức được viết hằng ngày, ông viết cả thơ và văn xuôi. Trần Đăng Khoa tâm sự, dù có cảm hứng viết hay không, ngày nào ông cũng ngồi vào bàn viết. Ông quan niệm: Phải ngồi vào viết thì mới có cảm hứng, không được đợi cảm hứng rồi mới viết. Tính đến thời điểm hiện tại, Trần Đăng Khoa vẫn hoạt động trên lĩnh vực văn nghệ, phê bình với những tác phẩm được đánh giá cao. Tác phẩm của ông không mang cảm hứng tuổi thơ như các sáng tác thời nhỏ tuổi mà chuyển dần sang cảm hứng thế sự, viết về nhũng vấn đề về lẽ sống, làm người.

34. Nguyễn Trần Bạt: “Từ cậu bé bán nước chè dạo đến ông chủ tập đoàn”.

Từ một cậu ấm nhưng sau một biến cố của cuộc đời, Nguyễn Trần Bạt đã phải đi bán nước chè dạo ở Ga Hàng cỏ lúc mới 7 tuổi. Ông đã từng trải qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc đời, thậm chí có lúc đã phải mất đứa con gái vì không đủ tiền chữa bệnh cho con… Nhưng mấy chục năm sau, cậu bé ấy đã trở thành người chuyên cung cấp dịch vụ cho các tập đoàn đa Quốc gia. Hiện ông Bạt là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Invest Consult Group với doanh thu hàng triệu USD mỗi năm.

35.   Tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ ngày xưa.

Khi Dương Lễ là một thư sinh nghèo khổ, Lưu Bình không những không chê bai mà còn kết giao bạn hữu và tạo điều kiện cho Dương Lễ ăn học. Đến khi Dương Lễ công thành danh toại, Lưu Bình chỉ là một kẻ ăn mày rượu chè bê tha. Nhớ đến nghĩa tình bạn bè năm xưa, Dương Lễ đã nhờ vợ mình giúp nuôi và đốc thúc việc học của Lưu Bình. Sau đó, Lưu Bình đỗ đạt làm quan.

36. Chuyện kể rằng, trên đường đi chiến dịch Điện Biên Phủ, khi băng qua một cánh rừng, Bác Hồ và đoàn cán bộ cao cấp của ta tình cờ gặp mấy chiến sỹ đang áp giải hai tên tù binh Pháp, hôm ấy đúng vào ngày lễ Giáng sinh của người công giáo.

Ngay sau khi gặp mặt, Bác Hồ tuyên bố rằng: Thay mặt Chính phủ Việt Minh tôi phóng thích cho hai ông! Hôm nay là lễ Giáng sinh tôi gửi lời chúc mừng tới vợ con và gia đình các ông cũng như toàn thể nhân dân Pháp. Việc làm của Bác khiến những chiến sỹ Việt Minh hết sức bất ngờ vì hai tên tù binh là những nhân vật quan trọng trong quân đội Pháp.

Không để anh em lo lắng, Bác giải thích ngay: Không phải người lính lê dương nào cũng là tên thực dân! Người dân Pháp cũng yêu chuộng hoà bình và rất ghét chiến tranh…

Được phóng thích một cách quá bất ngờ và sau khi nghe Bác nói, hai tù binh Pháp vội quỳ xuống tạ ơn Bác Hồ và xin được giúp bộ đội ta đánh Pháp. Đó là một trong những câu chuyên cảm động về lòng bao dung của Hồ Chi Minh cũng như sự biết ơn của hai tù binh người Pháp.

37.   Nước Nhật nổi tiếng với những phương pháp giáo dục đặc biệt.

Hình ảnh của những trẻ em nước Nhật vai đeo balô, một mình đi tàu điện đến trường đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Người Nhật ngay từ nhỏ đã được rèn luyện tính tự lập, tự chủ trong mọi công việc. Cũng chính bởi sự tự lập được rèn luyện ngay từ thời thơ ấu đó, bản lĩnh kiên cường của người Nhật, tinh thần làm việc dám dấn thân của người Nhật đã được hình thành.

38.   Cụ Huỳnh Thúc Kháng:

Cụ Huỳnh Thúc Kháng là người học rất giỏi, đã hai lần đỗ thủ khoa trong các kỳ thi Hương và thi Hội. Cụ còn là người rất ham học, lức nào cũng đọc sách tìm tòi cái mới, cái hay của sách vở, khám phá cái vô cùng của kiến thức. Trong thời gian bị đày đi Côn Đảo cụ đã tự học tiếng Pháp. Với cuốn từ điển Pháp dày khoảng 1.800 trang, cụ đã kiên tri học thuộc sau các buổi lao động khổ sai hằng ngày. Cụ là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hiếu học, không ngừng vươn lên, biết tận dụng mọi cơ hội, thời gian để trau dồi tri thức.

39.   Cô bé Malala :

Cuộc đấu tranh của cô bé Malala đến từ đất nước Parkistan là một trong những biểu hiện rõ nét của tình yêu thương và lòng trắc ẩn. Xuất phát từ sự thấu hiểu nỗi khổ của những trẻ em trong chế độ của Taliban, Malala đã đấu tranh cho quyền được đi học, được tiếp xúc với nền văn minh thế giới của hàng nghìn trẻ em Hồi giáo. Cô bé bởi vậy đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 2014 khi mới 17 tuổi.

40.   Sir James Dyson:

Trong khi phát triển sản phẩm máy hút bụi của mình, Sir James Dyson đã trải qua 5.126 mẫu thử nghiệm không thành công và tiêu tốn tiền tiết kiệm của mình trong hơn 15 năm. Tuy nhiên, mẫu thí nghiệm thứ 5.127 hoạt động thành công và bây giờ thương hiệu Dyson là máy hút bụi bán chạy nhất ở Mỹ.

41.   Nhà tỷ phú của Microsoft, Bill Gates là một người rất thích việc đọc sách báo.

Mỗi đêm trước khi đi ngủ, ông thường dành ra một giờ để đọc sách báo các loại, từ chính trị cho tới sự kiện đời thường. Bên cạnh việc cập nhật những thông tin bổ ích, việc đọc sách báo giúp cho Bill Gates có một đời sống tinh thần phong phú.

42.    Joel Gascoigne, giám đốc điều hành bận rộn của hãng Buffer thường thư giãn bằng cách đi bộ.

Đối với một người bận rộn luôn luôn phải di chuyển, việc đi bộ sau mỗi ngày làm việc không những giúp Joel rèn luyện sức khỏe mà còn có thể thư giãn một cách tốt nhất. Đi bộ và ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên chính là cách để tâm hồn ông cảm thấy thư thái, bình yên.

43. Một trang thông tin Hàn Quốc vừa cho hay người ta đã làm một thử nghiệm đo độ trung thực của người dân Seoul bằng cách chuẩn bị 100 túi quà (gồm có hoa và hộp quà được bọc vô cùng bắt mắt) có gắn thiết bị định vị GPS và thả chúng dưới chân ghế của 100 chiếc tàu điện ngầm chạy trong tuyến đường số

Các kết quả vô cùng thú vị. Camera đã quay lại hình ảnh rất nhiều người dân sau một hồi ngó nghiêng đã xách túi quà lên. Đến cuối ngày, họ kiểm tra và chỉ thấy còn đúng 6/100 túi quà trở về nguyên vẹn. Đây có phải là một kết quả đáng thất vọng? Điều bất ngờ là đến ngày hôm sau, GPS thông báo kết quả 81 túi quà còn lại đang được tập trung tại Trung tâm lưu trữ đồ thất lạc của ga tàu điện ngầm. Tức có 87/100 túi quà đã trở về nguyên vẹn sau cuộc thử nghiệm này.

44. Theo một nghiên cứu, một trong 10 lý do quan trọng nhất khiến Singapore từ một quốc đảo nhỏ bé trở thành con rồng của châu Á là do các nhà lãnh đạo Singapore trung thực và không tham nhũng.

Điều này khiến người dân cảm thấy tin tưởng vào các nhà lãnh đạo của họ, đồng thời khiến các nhà đầu tư yên tâm khi kinh doanh tại quốc đảo này.

45.   Leona Davinci:

Trong những ngày đầu tập vẽ, ông không vẽ gì khác ngoài những quả trứng. Đây là phương pháp giáo dục đặc biệt mà người thầy dạy vẽ của ông sử dụng. Thử thách được đặt ra cho nguời họa sĩ ở đây là làm sao vẽ hàng nghìn quả trứng giống hệt nhau. Việc rèn luyện từ những việc tưởng chừng như đơn giản và nhỏ bé ấy đã giúp cho Leona Davinci rèn luyện được một kĩ năng cầm bút tuyệt vời, giúp ông sau này có thể ghi lại sự vật, những ý tưởng mộtcách chính xác, tỉ mỉ.

46. Steve Jobs lớn lên tại gia đình cha mẹ nuôi ở Thung lũng Silicon, trung tâm của nền công nghệ điện tử Mỹ.

Ông bỏ học cao đắng ngay sau học kỳ đầu tiên và đi làm cho công ty sản xuất trò chơi điện tử Atari để kiếm tiền đi du lịch Ấn Độ. Trước khi sáng tạo ra chiếc máy tính đầu tiên, Jobs đã theo học một lớp về nghệ thuật thư pháp. Học một môn học không liên quan đến ngành nghề mà ông đang theo đuổi tưởng chừng như là một công việc vô nghĩa. Nhưng không ngờ rằng, chính những bài học mà ông đã tiếp thu từ nghệ thuật thư pháp đã giúp ông sáng tạo ra những dòng sản phẩm tinh tế.

Bài học mà ta có thế rút ra đó chính là sự chuẩn bị cho tương lai, từ những việc nhỏ nhất, tưởng như vô nghĩa lại là những viên đá lót đường giúp ta đến đích một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn

47. Vào giữa thế kỷ 19, Nhật Bản là một nước phong kiến, bế quan tỏa cảng, xã hội phân chia thành các giai cấp sĩ, nông, công, thương và chịu ảnh hưởng của Nho giáo.

Thế rồi chiến thuyền Mỹ của đô đốc Perry xuất hiện ở cảng Edo năm 1853 đã khuấy động cả xã hội phẳng lặng đó. Nhưng chỉ có 15 năm (Minh Trị duy tân bắt đầu năm 1868), các sĩ phu,

các lãnh đạo của Nhật đã biến một đất nước phong kiến bảo thủ trở thành một nhà nước tiếp thu toàn diện thế giới văn minh để tiến lên hàng các quốc gia thượng đẳng. Ý chí, trí tuệ và sự chuyển dịch tư tưởng rất nhanh của những lãnh đạo thời đó đã xoay chuyển đất nước một cách ngoạn mục với một tốc độ có thể nói là kỳ diệu.

48.   Sự sẵn sàng thay đổi tư duy chính là tài sản khổng lồ của Steve Jobs.

Chuyện kể rằng, chỉ 1 tuần trước khi iPhone thế hệ đầu ra mắt, Steve Jobs đã yêu cầu thay màn hình iPhone làm bằng nhựa sang màn hình làm bằng kính, chỉ vì ông phát hiện rằng một chùm chìa khóa đã làm xước màn hình chiếc iPhone nguyên mẫu.

Businessvveek trích lời Tim Cook: “Ông ấy (Steve Jobs) có khả năng thay đổi tư duy mạnh hơn bất kỳ ai tôi đã từng gặp trong cuộc đời. Ông ấy có thể có được cách nhìn mới chỉ trong một phần nghìn giây. Khi mới chứng kiến điều đó, tôi tự nhủ “Ồ, việc này thật lạ!”. Sau đó tôi nhận ra đó là một món quà quý báu. Rất nhiều người, đặc biệt là các CEO và lãnh đạo cấp cao, khư khư giữ lại các ý tưởng cũ, họ từ chối hoặc không có đủ can đảm để thừa nhận mình đang làm sai. Có thể điều bị đánh giá chưa đủ mức nhất về Steve Jobs là khả năng thay đổi tư duy của ông ấy. Như bạn đã biết, đó là một tài năng, thực sự là một tài năng”.

49. Thomas Edison là con út trong một gia đình có 7 anh chị

Ngay từ khi còn nhỏ, Edison đã tỏ ra là một cậu bé hiếu kì, ham hiểu biết, luôn thắc mắc “tại sao” và truy đuổi câu trả lời đển cùng. Mẹ của Edison rất hiểu tâm lí đứa con trai của mình và đã thoáng nhìn ra hình ảnh một thần đồng khoa học. Trước những câu hỏi kì lạ của con, bà thường kiên trì giảng giải tỉ mỉ và kích thích thêm sự tò mò của đứa con. Có một lần, Edison hỏi bố: “Bố ơi, tại sao lại có gió?”. Bố trả lời: “Edison, con không hiểu được đâu!”. Edison lại hỏi: “Tại sao con lại không hiểu được?”. Bố đáp: “Con hãy thử hỏi mẹ con xem”. Thế là Edison tìm đến mẹ và hỏi. Sau lần đó, bà Nancy trách chồng: “Anh không thể lúc nào cũng nói với con là nó không biết gì cả. Như thế là kìm hãm lòng ham hiểu biết của con chúng ta rồi đấy!”.

 50.    Desmond Morris nổi danh không chỉ như một nhà sinh học hành vi mà còn như một hoạ sĩ và nhà sản xuất phim theo trường phái siêu thực.

Ông theo đuổi nghệ thuật trước khi nghiên cứu khoa học và một trong những động cơ nghiên cứu hành vi động vật là ông muốn cải thiện kỹ năng quan sát và vẽ tranh của mình. Như một hệ quả, phong cách khoa học của Morris cũng xuất phát chủ yếu từ chủ nghĩa siêu thực. Nghệ thuật và khoa học của Morris có chung một cơ sở phương pháp luận. Ông dùng giấc mơ để vẽ tranh từ những cảm xúc vô thức. Morris cũng dùng cách đó trong nghiên cứu khoa học. Ông kể, trong mơ ông trở thành động vật để chiêm nghiệm cái bản ngã của chúng: “Tôi cố gắng đặt bản thân vào vị trí con vật để những vấn đề của nó trở thành của tôi; và tôi không thêm một chút gì xa lạ vào cách hành xử của nó. Chỉ giấc mơ là lên tiếng”. Khả năng tưởng tượng để đồng nhất với đối tượng nghiên cứu như thế, cũng khá phổ biến trong các nhà nghiên cứu thế giới động vật.

(ST)